Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ tổ chức chuyên đề cấp trường sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" đổi mới phương pháp dạy học

Sáng nay, ngày 28/3/2015, trường TH Nguyễn Văn Cừ tổ chức chuyên đề cấp trường sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" đổi mới phương pháp dạy học với 3 tiết dạy đến từ 3 tổ chuyên môn.


       

Bà Ngô Thị Ninh - Bí thư chi bộ - Hiệu trưởng nhà trường chỉ đạo hội đồng giáo dục đánh giá,
rút kinh nghiệm các tiết dạy

        Phương pháp "Bàn tay nặn bột" tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề để các em học sinh "bắt tay vào tìm tòi nghiên cứu".   

Học sinh trình bày quá trình phát triển thành cây của hạt

       Cô Nguyễn Thanh Hương sử dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" một cách linh hoạt dựa trên quy trình hóa một cách logic phương pháp dạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là để học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm.

Tiết TNXH lớp 2 bài "Cây sống ở đâu"

       Tiếp đó là tiết học VNEN của lớp 2A do cô Lê Thị Kim Lương giảng dạy với phương pháp tổ chức mô hình trường học mới, lớp học mới các em học sinh được học trong nhóm, học sinh được phát huy tối đa sự hiểu biết, năng lực của bản thân; số lần học sinh được bày tỏ ý kiến nhiều hơn; những học sinh yếu được giáo viên quan tâm nhiều hơn và được các bạn trong nhóm giúp đỡ để hoàn thành nhiệm vụ. Khi gặp khó khăn nhóm không giải quyết được, học sinh sẽ yêu cầu sự trợ giúp từ giáo viên bằng cách sử dụng thẻ có hình "Mặt buồn". Điểm khác biệt lớn nhất là trước kia để đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh sau mỗi tiết học giáo viên cũng chỉ có thể kiểm tra một vài học sinh; nhưng ở mô hình này, tất cả các học sinh đều được các bạn khác trong nhóm kiểm tra nên không xảy ra tình trạng "bị bỏ rơi". Chính vì vậy mà chất lượng giáo dục học sinh thực hiện theo chương trình VNEN được nâng lên rõ rệt. Học sinh được phát triển các kĩ năng, tự tin trong giao tiếp, mạnh dạn đề xuất ý kiến và làm chủ được các hoạt động ngoại khóa của lớp, của nhóm. Đặc biệt các em học sinh còn được khảo nghiệm bằng thực tế ngoài khuôn viên trường làm cho hiệu quả tiết dạy được nâng lên rõ rệt.

Các em học sinh được khảo nghiệm thực tế ngoài khuôn viên trường tìm hiểu cây sống ở những đâu

       Tiết Tập đọc lớp 1 với bài "Trường em" của cô giáo Nguyễn Thị Thu Nguyệt đem đến lớp học một tiết dạy  tự nhiên, sinh động, gợi nhiều cảm xúc trong lòng người học và người dự.

Tiết tập đọc lớp 1 bài "Trường em"

        Áp dụng phương pháp dạy học đổi mới giáo viên đã giúp các em học sinh không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được qua đó các em học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành.

Quang cảnh tập thể cán bộ, giáo viên dự chuyên đề

       Sau 3 tiết dạy, hội đồng giáo dục đánh giá, rút kinh nghiệm các tiết dạy. Các ý kiến bổ sung đã được các thầy cô tiếp thu tích cực để ngày càng hoàn thiện chuyên môn của bản thân và đồng nghiệp nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Một số hình ảnh trong buổi chuyên đề:

Tiết khoa học lớp 5 bài "Cây con mọc lên từ hạt" 

Các em học sinh đang hoạt động nhóm 

Học sinh tìm hiểu được những cây sống ở dưới nước bằng quan sát thực tế

Ánh Dương


Chưa có lời bình nào. Bắt đầu

Các thông tin khác:
Mới nhất